Từ một sinh viên luật trở thành thủ
tướng đầu tiên của Singapore và tiếp tục có sức ảnh hưởng chính trị lớn
sau khi rời ghế, Lý Quang Diệu thực hiện thành công nhiều cải cách, đưa
đất nước trở thành một trong những "con hổ châu Á".
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình khá giả ở
Singapore. Ông học luật tại Đại học Fitzwilliam, thuộc Đại học
Cambridge, Anh, sau Thế chiến II và tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Ông
trở về Singapore năm 1949 và làm việc cho một công ty luật. Ảnh: Corbis
Tháng 9/1950, ông Lý kết hôn với bà Kha Ngọc Chi. Hai người có hai con
trai và một con gái. Trong ảnh, ông Lý bế con trai đầu, Lý Hiển Long vào
khoảng những năm 1950. Ảnh: Straitstimes
Ông Lý tháng 11/1954 cùng một nhóm trí thức trung lưu từng hưởng nền
học vấn Anh thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). PAP chiến thắng
trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức tháng 5/1959, giành được 43 trong tổng
số 51 ghế trong hội đồng lập pháp. Singapore giành quyền tự trị trong
mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, chấm dứt
quãng thời gian là thuộc địa của Anh từ năm 1819.
Trong ảnh, thứ hai và thứ ba từ trái sang, ông Lý Quang Diệu đứng cạnh
Tổng thống đầu tiên của Singapore, Yang di-Pertuan Negara trong lễ ký
kết tháng 12/1959. Ảnh: Straitstimes
Ông Lý trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore vào tháng 6/1959 và
giữ vị trí này cho đến năm 1990. Ông là chính khách đảm nhận cương vị
thủ tướng lâu nhất thế giới. Ảnh: Gamma Keystone
Singapore năm 1963 sáp nhập với Malaysia nhưng tách khỏi nước này vào
năm 1965, giữa những căng thẳng về chính trị và sắc tộc. Singapore sau
đó trở thành cộng hòa độc lập ngày 9/8/1965. Trong ảnh, ông Lý có mặt
tại một cuộc họp năm 1963. Ảnh: Ktwop
Sau khi giành được độc lập, Singapore phải đối mặt với những thách thức
như thiếu thốn tài nguyên, nguồn cấp nước và khả năng phòng thủ hạn
chế. Ông Lý đã chỉ đạo chương trình cải cách Singapore thành nước
xuất khẩu hàng hóa thành phẩm lớn, nâng cao mức sống của công nhân và
khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ông đưa Singapore trở thành một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất ở châu Á. Ảnh: bart.bogaert.com
Tháng 11/1990, ông Lý Quang Diệu (giữa) về hưu và bàn giao chức vụ thủ
tướng cho ông Ngô Tác Đống (trái). Ông Lý vẫn tiếp tục ở lại nội các với
cương vị Bộ trưởng Cấp cao và đưa ra tư vấn. Ảnh: Straitstimes
Ngô Tác Đống tháng 8/2004 rút lui và bàn giao chức vụ thủ tướng cho Lý
Hiển Long (trái, hàng trên), con trai đầu của Lý Quang Diệu. Ông Lý đảm
nhiệm chức vụ mới là Bộ trưởng Cố vấn. Ảnh: The New Paper
Ông Lý rút khỏi chính trường năm 2011, sau khi đảng Hành động Nhân dân
mà ông đồng sáng lập nhận được kết quả bầu cử tồi tệ nhất trong 50 năm.
Ảnh: AP.
Lý Quang Diệu đã viết hai cuốn hồi ký dài hai tập: Câu chuyện Singapore, trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore, thuật lại sự cải cách của đất nước. Ảnh: Jiayingisunartsy
Ông nhận được sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là
những người lớn tuổi, họ luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong
thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia. Lý Quang Diệu được quốc tế
nhiều lần vinh danh như nhận huân chương Mặt trời mọc năm 1967, giải
thưởng Woodrow Wilson cho dịch vụ công do Trung tâm Học giả Quốc tế
Woodrow Wilson trao tặng. Tổng thống Obama gọi là ông Lý là "người giúp
thúc đẩy các phép màu kinh tế Châu Á" và "huyền thoại của châu Á trong
thế kỷ 20 và 21". Ảnh: AP
Ông Lý nhận được sự kính trọng của các nhà lãnh đạo thế giới và sự yêu
mến của công chúng. Trong ảnh, ông Lý tiếp Thủ tướng Brunei Hassanal
Bolkiah tháng 4/2014. Ảnh: Yahoo News
0 nhận xét