Những thành công của ông đạt được rõ ràng là rất đáng ngưỡng mộ và
mang tính kích thích người đọc, nhưng thông điệp mà Ford muốn chúng ta
rút ra từ sách Cuộc đời và sự nghiệp của tôi là gì? Một vài bình luận
cuối cuốn sách về quan niệm ‘tiết kiệm’ có thể giải mã thông điệp ấy.
Henry Ford khuyên không nên lo lắng quá nhiều đến việc tiết kiệm và
đầu tư như chúng ta vẫn thường bị mắc phải. Ông nói: “Bạn không nên để
dành khi bạn ngăn mình trở nên có năng suất hơn. Vì bạn đang lấy đi số
vốn sau cùng của bạn, bạn đang lấy đi giá trị của một trong những khoản
đầu tư của tự nhiên.” Hãy trau dồi khả năng tư duy của bạn vì việc làm
này luôn mang lại lợi nhuận cao nhất.
Giới thiệu nội dung:
Sách Cuộc đời và sự nghiệp của tôi giúp chúng ta hiểu rõ phần bên
trong của một người đã làm thay đổi thế giới nhưng lại ít được biết đến
trong 40 năm cuộc đời ông. Một thời gian dài để phát triển các kỹ năng
về con người và máy móc. Qua đó, đặt nền móng cho một nền công nghiệp ô
tô khổng lồ.
Xuyên suốt cuốn sách là sự vươn lên từ một anh chàng tay trắng với
niềm đam mê máy móc đến lập dị. Nội dung sách như là bức tranh thu nhỏ
về chính cuộc đời ông. Những trải nghiệm, bài học từ thành công và thất
bại của Ford như một tấm gương dẫn đường đến cuộc cách mạng công nghiệp
xe hơi bùng nổ.
Hay thích tháo gỡ, lắp ráp mọi thứ, khi 15 tuổi, ông có thể sữa đồng
hồ và được xem là người về sau sẽ sản xuất đồng hồ. Nhưng ý nghĩ về một
cỗ xe không cần ngựa kéo quá kỳ diệu và không cần đến sự trợ giúp của
bố, Ford bắt đầu làm ra một chiếc xe từ phân xưởng xây trên trang trại
của gia đình.
Không có nguồn vốn cá nhân, Ford kết hợp với một nhóm nhà đầu tư để
lập ra công ty Detroit Automobile Company. Ông nhanh chóng nhận ra rằng
những nhà đầu tư này quan tâm đến lợi nhuận trước mắt hơn là sản xuất ra
một chiếc xe tốt hơn và chỉ sau một năm với 20 chiếc xe hơi được sản
xuất, Ford rút ra khỏi công ty.
Đến năm 40 tuổi, ông lập ra Ford Motor Company. Vào một buổi sáng,
Ford tuyên bố chiến lược phát triển của công ty từ nay về sau sẽ chỉ bán
ra một mẫu xe duy nhất: Model T. Thêm nữa, chỉ có một màu đen.
Chiến lược kinh doanh kỳ lạ của Ford đã thành công ngoài sức tưởng
tượng. Năm 1920, có 5 triệu chiếc xe được bán. Vào cuối thập niên, 15
triệu chiếc xe Model T được sản xuất. Đây được xem là một điều kỳ diệu
trong việc sản xuất đại trà.
Thành công của công ty chính yếu đến từ việc giá cả thấp và bền. Công
ty là nơi đầu tiên áp dụng dây chuyền sản xuất xe hơi trên thế giới.
Nhờ vậy, có thể tăng năng suất, hiệu quả trong khâu sản xuất và phân
phối khiến giá cả một chiếc xe hơi Ford qua năm tháng đều giảm.
Giá cả mỗi năm đều giảm nhưng điều lạ là doanh thu mỗi năm lại tăng.
Cũng giống Sam Walton với chuỗi siêu thị Wal-Mart, Ford biết rằng ông có
thể kiếm được nhiều lãi hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp,
hơn là bán số lượng ít với giá cao.
Sách cũng bật mí về phương pháp tuyển dụng kỳ quặc của công ty xe hơi
Ford. Do không được học đến nơi đến chốn, nên ông không tin tưởng vào
các chuyên gia và vì thế ông không thuê họ. Ford cho rằng họ quá giỏi để
biết cái gì không thể làm được. Ford thích tuyển dụng những người điên
dám xông vào để khắc phục vấn đề với một đầu óc cởi mở hơn.
Phần cuối cuốn sách, là những ý tưởng về dịch vụ của Henry Ford. Ông
cho rằng một doanh nghiệp khi quá chú trọng đến lợi nhuận, thường sẽ
không thể phát triển đáng kể. Lợi nhuận quan trọng như dòng máu nuôi
sống cơ thể. Không có máu, chúng ta không thể sống. Nhưng nó chưa bao
giờ là mục đích sống của chúng ta.
Hãy mang lại một điều gì đó làm cho cuộc sống tốt hơn, nếu làm được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.
VUI LÒNG CLICK NÚT CONTINUE ĐỂ TIẾP TỤC TẢI SÁCH:
0 nhận xét