Cuộc sống kỳ diệu cho chúng ta cho mỗi người đều như nhau chỉ 1 ngày, 24 giờ. Đó là khoảng thời gian không ai mua được, chia đều cho mỗi người và không ai ít hơn hay nhiều hơn. Tôi có vài người bạn khi bận quá họ hay kêu rằng “Ước gì, giá như, phải chi… họ có 1 ngày hơn 24 giờ, là 48 giờ v.v…” để họ làm hết công việc của mình. Thật đáng thương / hay may mắn cho chúng ta là cứ mỗi khi sáng thức dậy thì ta lại có 24 giờ. Ai cũng như ai… chắc chắn ta chỉ có 24 giờ mà thôi.
Anh giàu hơn, anh giỏi hơn, anh trẻ hơn… hay thế nào đi nữa thì với 24
giờ mọi người cũng đang cố gắng làm việc hoặc là ngồi chờ đợi một điều
gì đó đến với mình thì 24 giờ cũng vẫn là của bạn. Không ai có thể cướp
mất, mua bán được. Vậy nên việc chú ý sử dụng sao cho 24 giờ thật có
hiệu quả là điều ta nên quan tâm và phải rèn luyện cách làm việc. Về
tinh thần ban đầu, cuốn sách khuyến cáo rõ ràng là đừng “ảo tưởng” là
đọc và làm theo là ta thành công khi sử dụng 24 giờ hiệu quả.
Không hề như vậy, ngay ban đầu việc chuẩn bị tinh thần để sử dụng 24 giờ hiệu quả là hãy đơn giản, bình tỉnh không nóng vội. Hãy xem xét trong một ngày thì ngoài 8 giờ để ngủ (trung bình), 8 giờ để đi làm (giờ hành chính) thì ngoài ra bạn sử dụng việc đó như thế nào??? Chỉ cần một chầu cà phê, buổi xem phim/ca nhạc, hay đi đâu đó với bạn bè là ta hết khoảng thời gian đó ngay. Cuốn sách không kêu bạn tuyệt đối giảm những việc đó ngay mà là ta đang xem xét khía cạnh làm sao dùng tốt 24 giờ một ngày.
Vì vậy, ở bước đầu tiên chúng ta nên dành thời gian xem lại xem sau 8
giờ ngủ, 8 giờ đi làm thì ta đang dùng khoảng thời gian để làm gì? hiệu
quả ra sao? cho chúng ta được những gì? Bước tiếp theo là việc xử lý
thời gian. Việc tập trung của nhiều người trong chúng ta khá kém, đặc
biệt khi các công nghệ hiện đại len lỏi vào cuộc sống thì càng làm ta
thêm mất tập trung. Vậy thì phải xem xét lại việc tập trung của bản
thân.
Tập trung là yếu tố quyết định sự hiệu quả của mọi công việc. Tiếp theo
tránh các sách báo kém việc luyện trí não, đôi khi hãy suy nghĩ “việc đó
ta quan tâm mà không giải quyết được gì thì nên tránh”. Trong các
khoảng thời gian cần lưu ý đó là giờ nghỉ trưa, giờ tan ca về nhà. Và
quan trọng là trong thế giới kết nối này chúng ta cần lưu ý tránh những
cuộc hội họp, vui chơi không cần thiết, không mang lại nhiều hiệu quả
trong các quan hệ công việc, bạn bè. Và nên quyết tâm thực hiện ngay
những khoảng thời gian “chết” để làm công việc nào đó rèn luyện bản thân
– có thể là đọc sách. Và việc làm đó cần phải liên tục, tuân thủ thật
chặt và coi đó là giờ “cấm”. Cấm mọi cái cản trở ta để ta làm tròn
khoảng thời gian đó. Ngoài ta, việc chăm sóc tốt sức khỏe để ta có khả
năng thực hiện công việc cũng cần quan tâm. Sức khỏe tinh thần luôn đi
sau sức khỏe thể chất. Có thể chất tốt thì tinh thần hoạt động mới hiệu
quả và mới có thể thực hiện được kế hoạch làm việc ngắn hay dài hạn của
mình. Tổng kết cuối sách, tác giả nêu rõ những điểm cần phải hy sinh khi
thực hiện việc sử dụng hiệu quả 24 giờ một ngày đó là: -
Những cuộc ăn chơi, hội họp, gặp mặt không cần thiết. - Ngủ quá nhiều
trong một ngày. - Những loại sách báo, tin tức đọc mà không có tác dụng
rèn luyện hay giải quyết được nó. Đặc biệt là các tiểu thuyết tình cảm
dài… Và cuối cùng là chúng ta hãy làm việc, hoạt động không có khái niệm
“ngày chủ nhật”. Ngày nào cũng làm việc, có thể giảm khối lượng chứ
không dừng lại nghỉ ngơi. Và như thế CỨ THỨC DẬY TA LẠI CÓ 24 GIỜ.
CLICK TIẾP TỤC ĐỂ ĐẾN TRANG TẢI SÁCH
0 nhận xét